https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/issue/feedTạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển2025-03-30T17:55:54+07:00Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnjournal@thanhdouni.edu.vnOpen Journal Systems<p>Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và phát triển (Tên tiếng Anh: Journal of Scientific Research and Development) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học, công nghệ của Trường Đại học Thành Đô. Tạp chí được Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp giấy phép hoạt động số 430/GP- BTTTT ngày 24 tháng 8 năm 2022 và có mã số chuẩn quốc tế là: ISSN 2815-570X.</p> <p>Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và phát triển là tạp chí đa lĩnh vực, công bố các công trình khoa học, công nghệ thuộc các lĩnh vực: Chính trị học, Giáo dục học, Tâm lý học, Luật học, Kinh tế học, Y dược, Văn hóa, Du lịch, Ngôn ngữ, Công nghệ điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), Mỹ thuật ứng dụng... bao gồm:</p> <p>1. Bài báo nghiên cứu: Bài viết trình bày những kết quả nghiên cứu mới (nghiên cứu gốc) có chất lượng khoa học, hay đề xuất một phương pháp mới, ý tưởng mới hoặc một giải pháp mới.</p> <p>2. Bài tổng hợp: Bài viết được tổng hợp từ các nguồn tư liệu thứ cấp về một chủ đề cụ thể.</p> <p>3. Đăng các giới thiệu, quảng cáo theo quy định, phù hợp với giấy phép xuất bản và theo sự phê duyệt của Tổng Biên tập.</p>https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/209ĐỘT PHÁ VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY2025-02-18T16:04:21+07:00Hữu Hải Nguyễnnhhai@thanhdouni.edu.vnThị Thu Hiền Phạm ptthien@thanhdouni.edu.vn<p>Với điều kiện hiện có về nội lực, đột phá thể chế kinh tế sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Bởi vậy, Việt Nam cần phải đổi mới cả trong tư duy, xây dựng tầm nhìn và quyết liệt hơn trong hành động để kịp thời nắm bắt được các thời cơ mới. Bài viết đánh giá kết quả và hạn chế trong quá trình đổi mới thể chế kinh tế, đồng thời đề xuất một số biện pháp đột phá thể chế kinh tế ở Việt Nam, thời gian tới.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/197THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM2025-02-18T13:34:15+07:00Ngọc Hải Nguyễnnnhai.tcnh@gmail.com<p>Quá trình ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, vận hành, kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, học máy, blockchain và điện toán đám mây. Quá trình số hóa trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một số nghiệp vụ cơ bản của ngành ngân hàng đã được số hóa hoàn toàn 100%, nhiều ngân hàng đạt tỉ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp nhiều thách thức như sự không đồng đều trong khả năng sử dụng công nghệ của khách hàng; cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là nhận thức của người dân về chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc. Các giải pháp được đề xuất bao gồm xây dựng đề án chuyển đổi số, nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của khách hàng, nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự của ngân hàng về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số, kết hợp giữa dịch vụ truyền thống và kỹ thuật số để hỗ trợ khách hàng thích nghi từng bước. Với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước và việc cải tiến công nghệ, quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra hiệu quả và bền vững hơn, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế số và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/202BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP2025-01-14T01:37:09+07:00Thị Nga Phùngptnga@thanhdouni.edu.vnVăn Hiệp Hoànghoanghiep412@vnu.edu.vn<p>Trong bối cảnh gia tăng dân số đô thị như hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với các thành phố trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù phát triển đô thị đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, nhưng cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, như ô nhiễm không khí, suy giảm đa dạng sinh học và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân đô thị mà còn đe dọa đến phát triển đô thị bền vững. Bên cạnh đó, phát triển đô thị bền vững yêu cầu sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó bảo vệ môi trường sinh thái là một yếu tố quan trọng. Bài báo này tập trung nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển đô thị bền vững, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thực tiễn để duy trì và phát triển các hệ sinh thái trong phát triển đô thị tại Việt Nam.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/210NGOẠI GIAO NGUỒN NƯỚC CỦA VIỆT NAM TẠI TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY2025-03-10T16:59:52+07:00Hồng Hoa Lê lehonghoa1110@gmail.comThị Khánh Chi Trầntranthikhanhchi.189@gmail.com<p>Bài nghiên cứu phân tích về tình hình và hoạt động thực tiễn Ngoại giao nguồn nước của Việt Nam tại Tiểu vùng Mekong từ năm 2016 đến nay, trong bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng. Việt Nam đã có bước tiến quan trọng trong Ngoại giao nguồn nước, đưa an ninh nguồn nước tại sông Mekong vào Văn kiện Đại hội Đảng, tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương và thúc đẩy đối thoại song phương với các quốc gia tại khu vực. Tuy nhiên, hoạt động ngoại giao nguồn nước của Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa thể hiện vai trò dẫn dắt trong khu vực. Việt Nam sẽ cần xây dựng chiến lược ngoại giao nguồn nước toàn diện, đẩy mạnh hợp tác trọng yếu, ứng dụng công nghệ giám sát nguồn nước và chủ động hơn trong đàm phán quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và phát triển bền vững.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/219THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH HÀ GIANG2025-03-13T15:25:22+07:00Thanh Minh Vũvttminhtdu@gmail.com<p>Bình đẳng giới là một trong những quyền cơ bản của con người và sự giải phóng phụ nữ chính là thước đo trình độ phát triển, tiến bộ của một xã hội dân chủ. Ở Việt Nam, trong những năm qua, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện và được tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến toàn diện về nhận thức và hành vi đối với việc bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong gia đình và ngoài cộng đồng. Là một tỉnh biên giới đặc biệt khó khăn, Hà Giang đã và luôn đặc biệt quan tâm tới công tác bình đẳng giới. Trước thực tế nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn ảnh hưởng nhiều đến bình đẳng giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, Hà Giang đã và đang triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp quyết liệt để phát huy giá trị tích cực, đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến bình đẳng giới. Bài viết nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của luật tục đến bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó, bàn luận về một số vấn đề đặt ra trong quá trình vận dụng luật tục vào bình đẳng giới, nhằm phát huy tốt hơn vai trò của luật tục trong thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/207MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP2025-03-10T17:12:24+07:00Dũng Hà Văndung.bio.sphn.th@gmail.comLinh Chi Nguyễn nlchi@thanhdouni.edu.vnThị Phương Thục Đoàn dtpthuc@thanhdouni.edu.vnĐình Văn Phạmpdvandhdt@gmail.comThuỳ Dung Nguyễndungthuy2805@gmail.com<p>Năng lực dạy học tích hợp là khả năng thực hiện có hiệu quả việc vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ vào việc giải quyết các vấn đề thực tế, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Để đáp ứng được yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, sinh viên sư phạm và giáo viên phổ thông cần thiết phải được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp nói chung và năng lực dạy học tích hợp các nội dung cụ thể nói riêng. Do vậy, để có căn cứ xây dựng khung lí luận, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, rút ra kết luận từ các công trình nghiên cứu về năng lực dạy học tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, các nghiên cứu có xu hướng tập trung vào đề xuất khung năng lực dạy học tích hợp nói dung, cụ thể hoá năng lực dạy học tích hợp ở các môn học/lĩnh vực khác nhau; từ đó xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá; đưa vào đánh giá thực trạng và đề xuất phương pháp rèn luyện, bồi dưỡng các thành tố của năng lực dạy học tích hợp đã đề xuất. Kết quả tổng quan cũng cho thấy, vẫn còn ít các nghiên cứu đi sâu vào mô tả cấu trúc năng lực dạy học tích hợp ở một nội dung cụ thể nào đó. Kế thừa có chọn lọc khung năng lực dạy học tích hợp đã công bố, các nghiên cứu tiếp theo tiếp tục đi sâu xác định cấu trúc năng lực dạy học tích hợp giáo dục vì sự phát triển bền vững của sinh viên Sư phạm; từ đó nghiên cứu thực trạng đề xuất các biện pháp rèn luyện năng lực này phù hợp với môn Sinh học.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/181ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ)2025-02-18T15:28:50+07:00Thị Thùy Trầnttthuy@thanhdouni.edu.vnThị Linh Chi Trầntranlinhchi1210@gmail.comĐức Nam Phạmducnamhlo@gmail.com<p>Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Thành Đô nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo ngành Kế toán. Nghiên cứu được thực hiện trên 125 sinh viên và cựu sinh viên ngành Kế toán. Các phương pháp phân tích định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích cho thấy đa phần người học hài lòng với chất lượng đào tạo ngành Kế toán thông qua các phương diện: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy. Trong đó yếu tố đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của người học. Các thông tin từ sự hài lòng của sinh viên sẽ giúp nhà trường xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo và cải tiến chất lượng đào tạo để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của người học trong thời gian tới.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/220NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ, GIAI ĐOẠN HIỆN NAY2025-03-14T08:59:23+07:00Đăng Bộ Trầntdbo@thanhdouni.edu.vnĐức Thọ Nguyễnnguyenductho2000@gmail.comVăn Trọng Nguyễnnvtrong@thanhdouni.edu.vn<p>Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị khoá XIII Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định: khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột để tạo đột phá và động lực chính “đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới”, trong đó nhấn mạnh chuyển đổi số, công nghệ cao, nhất là công nghệ số. Tuy nhiên, tốc độ cũng như sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm, kết quả đạt được chưa phản ánh đúng tiềm năng, lợi thế hiện có. Bài viết góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển đổi số, nguồn nhân lực số và phát triển NNLS, trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của mọi chủ thể trong hệ thống chính trị về chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/185THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH CỦA PIDOTIMOD SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM2025-03-11T10:20:27+07:00Văn Rư Nguyễnrutsgvcnguyenvan@gmail.com<p>Nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học kích thích miễn dịch của Pidotimod sản xuất tại Việt Nam trên động vật thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu đánh giá một số tác dụng sinh học của chế phẩm trên động vật thực nghiệm. Các phương pháp thử nghiệm được thực hiện theo sơ đồ quy trình chuẩn và phương pháp đánh giá độ thanh thải sinh học. Kết quả đã thu được gồm: Đánh giá được ảnh hưởng của Pidotimod đến một số quá trình sinh học về mức độ tăng trọng lượng chuột, độ giảm trọng lượng lách tương đối, mức độ tăng trọng lượng tuyến ức tương đối, mức độ tăng số lượng bạch cầu. Đặc biệt, đánh giá được tác dụng kích thích miễn dịch trên một số cơ quan và tế bào của hệ miễn dịch như chức năng đại thực bào trên lưới nội mô của tế bào đơn nhân. Đồng thời, đề xuất được cơ chế tác dụng của Pidotimod về khả năng phục hồi, điều hòa miễn dịch khi chuột bị gây suy giảm miễn dịch bởi CY.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/215NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO XÀ BÔNG TỪ TẢO SPIRULINA2025-03-11T10:06:57+07:00Thị Huyền Thương Đỗdththuong@thanhdouni.edu.vnQuốc Mạnh Vũvqmanh@thanhdouni.edu.vnThị Hiền Lêhienle1991hp@gmail.comThị Huyền Trang Nguyễntrangcbhp@gmail.comThị Mai Hương Đàohuongbeo170698@gmail.comVăn Đại Phạm daipham5595@gmail.comNgọc Linh Nguyễnnnlinh@thanhdouni.edu.vnThị Bích Đào Phạm ptbdao@thanhdouni.edu.vn<p>Nghiên cứu này ứng dụng Spirulina platensis trong sản xuất xà bông hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, giàu dưỡng chất và thân thiện với môi trường. Với hàm lượng protein, vitamin và chất chống oxy hóa cao, Spirulina được kết hợp với dầu dừa, dầu ô liu và bơ hạt mỡ trong công thức xà bông. Quá trình sản xuất được tối ưu hóa để đảm bảo tính ổn định của sản phẩm và phát huy tối đa lợi ích chăm sóc da. Kết quả cho thấy xà bông có pH 9,7, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn; độ cứng đạt 45, giúp sản phẩm bền và sử dụng lâu dài; khả năng tạo bọt ổn định; tính dưỡng ẩm cao nhờ sự kết hợp giữa các loại dầu thực vật, hàm lượng NaOH và hàm lượng acid béo nằm trong ngưỡng cho phép. Sản phẩm giữ được màu xanh đặc trưng của Spirulina và có mùi hương tự nhiên dịu nhẹ từ tinh dầu. Xà bông đáp ứng các tiêu chuẩn cảm quan và hóa lý theo TCVN 1557:1991, khẳng định tiềm năng ứng dụng của Spirulina platensis trong mỹ phẩm hữu cơ. Nghiên cứu này góp phần mở rộng thị trường xà bông hữu cơ tại Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm chăm sóc da từ nguyên liệu thiên nhiên.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/208KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC TỰ Ý SỬ DỤNG KHÁNG SINH2025-02-18T13:55:04+07:00Vũ Hà Đặngdvha@thanhdouni.edu.vnThị Thu Trang Trầnttttrang@thanhdouni.edu.vn<p>Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng, tuy nhiên, việc tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, góp phần vào sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Tại Việt Nam, tình trạng này đặc biệt phổ biến trong cộng đồng sinh viên, trong đó có cả sinh viên ngành Y Dược và các ngành khác. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng quan các kết quả nghiên cứu về kiến thức, hành vi tự sử dụng kháng sinh của sinh viên tại một số trường Đại học giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2024. Từ đó, cung cấp cái nhìn tổng thể về thực trạng tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên tại các trường Đại học trên cả nước. Kiến thức và hành vi của sinh viên thường được đánh giá thông qua bộ câu hỏi đúng sai. Kết quả cho thấy dù điểm số về kiến thức và hành vi ở mức cao đối với sinh viên ngành Y Dược, hay ở mức trung bình đối với sinh viên các ngành khác thì tỉ lệ việc tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên đều ở mức cao.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triểnhttps://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/214TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ2025-03-11T09:58:14+07:00Thị Ngọc Huyền Maihuyenmai.bctt@gmail.comThanh Tùng Sơntungsr@hcmussh.edu.vn<p>Nghiên cứu tập trung tìm hiểu sự thay đổi trong chất lượng báo chí dưới tác động của công nghệ. Kết quả nghiên cứu có được từ phương pháp phỏng vấn sâu 8 phóng viên, khảo sát bằng bảng hỏi 190 phóng viên thuộc các cơ quan báo chí trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ cải thiện đáng kể tính mới và tính kịp thời của tin tức, khiến nội dung tác phẩm báo chí phản ánh sát hơn với đời sống người dân, từ đó gia tăng mức độ ảnh hưởng đến xã hội. Không chỉ vậy, công nghệ cũng giúp phạm vi hiển thị tin tức được mở rộng, nội dung các bản tin cũng trở nên thú vị và thu hút hơn. Bên cạnh việc đem đến nhiều cơ hội, công nghệ cũng đặt ra thách thức về bản quyền và nguy cơ suy giảm chất lượng tin tức do áp lực tốc độ. Do đó, nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách quản lý thông tin và bảo vệ bản quyền trong bối cảnh chuyển đổi số.</p>2025-03-30T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển