Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt
<p>Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và phát triển (Tên tiếng Anh: Journal of Scientific Research and Development) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học, công nghệ của Trường Đại học Thành Đô. Tạp chí được Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp giấy phép hoạt động số 430/GP- BTTTT ngày 24 tháng 8 năm 2022 và có mã số chuẩn quốc tế là: ISSN 2815-570X.</p> <p>Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và phát triển là tạp chí đa lĩnh vực, công bố các công trình khoa học, công nghệ thuộc các lĩnh vực: Chính trị học, Giáo dục học, Tâm lý học, Luật học, Kinh tế học, Y dược, Văn hóa, Du lịch, Ngôn ngữ, Công nghệ điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), Mỹ thuật ứng dụng... bao gồm:</p> <p>1. Bài báo nghiên cứu: Bài viết trình bày những kết quả nghiên cứu mới (nghiên cứu gốc) có chất lượng khoa học, hay đề xuất một phương pháp mới, ý tưởng mới hoặc một giải pháp mới.</p> <p>2. Bài tổng hợp: Bài viết được tổng hợp từ các nguồn tư liệu thứ cấp về một chủ đề cụ thể.</p> <p>3. Đăng các giới thiệu, quảng cáo theo quy định, phù hợp với giấy phép xuất bản và theo sự phê duyệt của Tổng Biên tập.</p>Trường Đại học Thành Đôvi-VNTạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển2815-570XLUẬN GIẢI SỰ CẦN THIẾT ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC SỐ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 57-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHOÁ XIII
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/255
<p><em>Phát triển, trọng dụng nhân lực, nhân tài chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị khoá XIII. Từ đầu năm 2025 đến nay đã có một số nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực số phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW. Tuy tác giả của các nghiên cứu đã khẳng định, phát triển nguồn nhân lực số là cần thiết, song chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự cần thiết này. Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực số, bài viết này luận giải sự cần thiết đó với sáu lý do: bối cảnh ban hành; nội hàm và mục tiêu, tầm nhìn của Nghị quyết; vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực số; thực trạng nguồn nhân lực số; đòi hỏi của thị trường lao động số.</em></p>Đăng Bộ Trần
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-271810.58902/tcnckhpt.v4i2.255CÁC HỢP CHẤT TRITERPENOID TỪ QUẢ MƯỚP ĐẮNG VÀ TIỀM NĂNG CHỐNG VIÊM CỦA CHÚNG
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/243
<p><em>Mướp đắng (Momordica charantia) là một loại thực phẩm chức năng và dược liệu truyền thống, được đánh giá cao nhờ các hoạt tính dược lý đa dạng như chống viêm, chống đái tháo đường và chống oxy hóa. Các nghiên cứu hóa thực vật trên quả của M. charantia đã dẫn đến việc phân lập được ba saponin triterpenoid (</em><em>1–3</em><em>). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định thông qua dữ liệu phổ, bao gồm HR-ESI-MS, NMR 1D và 2D, cũng như so sánh với các hợp chất tham chiếu. Cụ thể, các hợp chất này được xác định tương ứng là 3</em><em>β</em><em>-malonyl-7</em><em>β</em><em>,23-dimethoxycucurbita-5,24-dien-19-al (</em><em>1</em><em>), 3</em><em>β</em><em>-malonyl-7</em><em>β</em><em>-hydroxy-25-methoxycucurbita-5,23-dien-19-al (</em><em>2</em><em>) và 3</em><em>β</em><em>-malonyl-7</em><em>β</em><em>,25-dihydroxycucurbita-5,23-dien-19-al (</em><em>3</em><em>). Để đánh giá tiềm năng chống viêm của các chất này, khả năng ức chế sản sinh các cytokine tiền viêm—IL-6, IL-12p40 và TNF-</em><em>α</em><em>—đã được thử nghiệm trên tế bào đuôi gai có nguồn gốc từ tủy xương (BMDCs) được kích thích bởi LPS. Dữ liệu cho thấy hợp chất </em><em>1</em><em> có hoạt tính cao hơn cả thuốc adezmapimod, được sử dụng làm đối chứng dương. Các kết quả này cho thấy tiềm năng chống viêm in vitro của các hợp chất thứ cấp phân lập từ M. charantia. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm các nghiên cứu in vivo và in silico để xác nhận tiềm năng điều trị chống viêm của các thành phần hóa học này.</em></p>Bá Vinh LêThị Hồng VũCao Cường NguyễnNgọc Linh Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27838910.58902/tcnckhpt.v4i2.243PHÁT TRIỂN VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP UHPLC-DAD ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG AMYGDALIN TRONG HẠT CỦA LOÀI PRUNUS ARMENIACA L.
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/244
<p><em>Trong nghiên cứu này, hàm lượng amygdalin trong hạt Prunus armeniaca L. được xác định bằng phương pháp định lượng UHPLC. Điều kiện sắc ký được thực hiện trên cột phân tích Halo C18 (100 × 4,6 mm; 5 μm) với pha động gồm methanol và nước. Quá trình rửa giải gradient được thiết lập như sau: 0–40 phút, 10–100</em> <em>% methanol; tốc độ dòng chảy được duy trì ở mức 0,7 mL/phút và phát hiện được thực hiện bằng đầu dò UV ở bước sóng 207 nm. Đường cong hiệu chuẩn cho thấy độ tuyến tính tuyệt vời với giá trị R<sup>2</sup> là 0,9999. Phương pháp này cũng cho thấy độ nhạy cao, với giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) đối với amygdalin được xác định lần lượt là 0,15 và 0,46 µg/mL. Hệ thống sắc ký có độ lặp lại tốt với độ lệch chuẩn tương đối (RSD) là 0,07</em> <em>%. Tỉ lệ thu hồi của phương pháp dao động từ 100,28</em> <em>% đến 101,41</em> <em>%, cho thấy độ chính xác và độ tin cậy cao.</em> <em>Kết quả nghiên cứu củng cố tiềm năng phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc dược liệu có nguồn gốc từ Prunus armeniaca, trong đó việc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng amygdalin là yếu tố then chốt.</em></p>Quốc Tuấn NguyễnThị Hồng Nhung NguyễnThị Tuyết Nhung PhíNgọc Linh Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27909710.58902/tcnckhpt.v4i2.244GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG HỌC KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THEO MÔ HÌNH DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN HỌC LỰC YẾU
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/239
<p><em>Nghiên cứu này tìm hiểu cách sinh viên học lực yếu tại Việt Nam xử lý xung đột trong các lớp học nói theo hình thức học tập dựa trên dự án (PBL) và vai trò của giáo viên trong quá trình này. Phương pháp hỗn hợp được sử dụng, bao gồm khảo sát bảng hỏi (n = 48) và phỏng vấn nhóm. Dữ liệu được phân tích theo mô hình quản lý xung đột Thomas-Kilmann. Kết quả cho thấy sinh viên thường ưu tiên các chiến lược ban đầu như hợp tác (47,9%) và thỏa hiệp (27,1%), trong khi ít chọn cạnh tranh hoặc né tránh. Tuy nhiên, khi chiến lược ban đầu không hiệu quả, một số sinh viên, đặc biệt là nam, chuyển sang các chiến lược quyết đoán hoặc né tránh hơn. Phân tích Chi bình phương chỉ ra mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và sự điều chỉnh sang lựa chọn khác (p = 0.035). Dù nhiều sinh viên cố gắng tự giải quyết vấn đề, họ cho rằng giáo viên nên hỗ trợ khi xung đột ảnh hưởng đến kết quả nhóm. Sinh viên đề xuất giáo viên cần hướng dẫn sơ bộ về giải quyết xung đột, theo dõi định kỳ và tạo kênh phản hồi riêng tư. Kết quả cho thấy giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên tự tin và tham gia nhóm hiệu quả hơn.</em></p>Quốc Cường PhanNgọc Trân Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-2791910.58902/tcnckhpt.v4i2.239TỪ HÁN – VIỆT HAI ÂM TIẾT TRONG ĐỐI SÁNH VỚI HÁN NGỮ HIỆN ĐẠI: NGHIÊN CỨU NHÓM TỪ HÁN – VIỆT HAI ÂM TIẾT CÓ TỪ HÌNH ĐỒNG DẠNG TUYỆT ĐỐI VỚI TỪ GỐC HÁN NGỮ
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/257
<p><em>Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ tương thích hình thức và biến đổi ngữ nghĩa của lớp từ Hán-Việt hai âm tiết trong quá trình tiếp nhận từ Hán ngữ hiện đại, thông qua đối chiếu với kho từ vựng HSK 9 cấp mới. Trên cơ sở 8.356 mục từ Hán ngữ, tác giả xác lập 4.343 cặp đối ứng và xây dựng một ngữ liệu song ngữ có nội dung ngữ pháp – ngữ nghĩa – cách dùng. Kết quả cho thấy nhiều từ Hán-Việt tuy bảo lưu hình thức gốc nhưng đã trải qua các điều chỉnh nội dung theo ba xu hướng chính: mở rộng, thu hẹp và biến đổi hai chiều, phản ánh chiến lược "giữ vỏ – lọc nghĩa – tái tạo" trong tiến trình bản địa hoá. Nghiên cứu góp phần lý giải cơ chế thích nghi từ vựng vay mượn trong tiếng Việt và làm rõ vai trò của yếu tố Hán học trong cấu trúc từ vựng tiếng Việt hiện đại.</em></p>Võ Nguyệt Minh Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27202710.58902/tcnckhpt.v4i2.257TRAO ĐỔI VỀ GIẢNG DẠY PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/226
<p><em>Nội dung giảng dạy phép biện chứng duy vật trong chương trình Triết học Mác - Lênin ở trường đại học bao gồm hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù cơ bản. Bài viết nêu ý kiến trao đổi về một số khó khăn gặp phải khi giảng dạy nội dung này dưới dạng ba mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa tính khái quát, trừu tượng, hệ thống của nội dung phép biện chứng với yêu cầu về tính thực tiễn, tính trực quan của quá trình giáo dục, đào tạo; mâu thuẫn giữa tính phức tạp, bao quát của phép biện chứng duy vật với những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, vốn sống của sinh viên và của một số giảng viên; mâu thuẫn giữa tính chỉnh thể của phép biện chứng duy vật với kết cấu nội dung môn học. Cần phải có nhận thức và phương pháp đúng để giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn trên. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.</em></p>Bằng Linh Ngô
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27283510.58902/tcnckhpt.v4i2.226ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/212
<p><em>Hiện nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển và nó đang dần cách mạng hóa ngành chăm sóc sức khỏe, từ đó mang lại những tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Bài báo này khám phá vai trò chuyển mình của Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các ứng dụng đa dạng và lợi ích tiềm năng của nó. Các công nghệ AI, bao gồm học máy và học sâu, ngày càng được sử dụng để chẩn đoán bệnh chính xác thông qua việc phân tích hình ảnh y tế và dữ liệu bệnh nhân. Hơn nữa, AI hỗ trợ xây dựng các kế hoạch điều trị cho từng cá nhân bằng cách xem xét thông tin di truyền và lịch sử bệnh án, đảm bảo các giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp cho từng cá nhân. Tuy AI mang lại nhiều lợi ích cho chăm sóc sức khỏe nhưng cũng cần đề cập đến các vấn đề đạo đức, lo ngại về quyền riêng tư và độ tin cậy của dữ liệu khi sử dụng AI. Bài báo chỉ ra sự cần thiết phải tích hợp các công nghệ AI vào hệ thống chăm sóc sức khỏe một cách có trách nghiệm và cẩn thận để đảm bảo an toàn và sự tin tưởng cho bệnh nhân. Cuối cùng, bài báo khẳng định tác động đáng kể của AI đối với tương lai của chăm sóc sức khỏe, ủng hộ việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quan trọng này.</em></p>Văn Diễn NguyễnThùy Trang Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27364110.58902/tcnckhpt.v4i2.212NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH QUA TÍCH HỢP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/225
<p><em>Nghiên cứu này phân tích vai trò, lợi ích và những thách thức của việc tích hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính trong việc nâng cao hiệu quả tài chính tại các trường đại học ngoài công lập. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết nối chặt chẽ giữa hai hệ thống kế toán sẽ gia tăng tính minh bạch của dữ liệu tài chính, cải thiện kiểm soát chi phí và hỗ trợ quá trình ra quyết định chiến lược một cách hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình tích hợp này cũng đối diện với một số khó khăn, đặc biệt liên quan đến chi phí triển khai cao, hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin và thiếu hụt nhân sự có chuyên môn về kế toán quản trị. Những yếu tố như nền tảng công nghệ, năng lực chuyên môn và mức độ cam kết của lãnh đạo đã được xác định là các yếu tố quyết định thành công của quá trình tích hợp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp như tăng cường đào tạo nhân lực kế toán quản trị, đầu tư hiện đại hóa công nghệ và thúc đẩy vai trò dẫn dắt từ ban lãnh đạo, nhằm nâng cao hiệu quả vận hành tài chính trong các trường đại học ngoài công lập.</em></p>Thị Thúy Đặng
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27425010.58902/tcnckhpt.v4i2.225THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THUẾ ĐỐI ỨNG Ở VIỆT NAM
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/245
<p><em>Trong thương mại quốc tế, việc sử dụng thuế đối ứng là một trong công cụ của các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp nội địa khi hội nhập, mở cửa. Bài viết lựa chọn nghiên cứu 6 lý thuyết thương mại quốc tế từ kinh tế cổ điển đến kinh tế hiện đại nhằm lý giải phần nào các quốc gia áp dụng thuế đối ứng. Bài viết cũng lý giải việc Việt Nam áp dụng thuế đối ứng trong một số sản phẩm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan xuất khẩu sang; đồng thời cũng phân tích phản ứng của Việt Nam khi bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng hiện nay và đưa ra các phân tích, bàn luận liên quan.</em></p>Thị Hằng TrầnVăn Trọng Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27515910.58902/tcnckhpt.v4i2.245NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/224
<p><em>Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng mô hình của Kothari và cộng sự (2005) để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích. Các biến cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu nhà quản lý, sở hữu nhà nước, sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài, sở hữu cổ đông lớn. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty của 441 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023. Kết quả cho thấy sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước có xu hướng hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận, trong khi sở hữu của nhà quản lý, sở hữu tổ chức và sở hữu cổ đông lớn không ảnh hưởng đến mức độ quản trị lợi nhuận.</em></p>Vân Trâm Nguyễn Lê Thanh Nhã HuỳnhThị Ngọc Hà LêHồng Vân PhạmVõ Mỹ Duyên TrầnTrần Thảo My Nguyễn
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27606710.58902/tcnckhpt.v4i2.224GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE Y TẾ CỘNG ĐỒNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/241
<p><em>Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như địa phương luôn quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chính sách thiết thực nhằm cải thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số – nhóm dân cư vốn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội đặc thù. Các chương trình như bảo hiểm y tế toàn dân, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, đào tạo cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số, và phát triển mạng lưới y tế cơ sở đã góp phần đáng kể nâng cao thể lực, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở bài viết nghiên cứu “Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số” (công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (Volume 12, Issue 2), bài viết này tiếp tục mở rộng, bổ sung dữ liệu thực tiễn và phân tích sâu hơn một số khía cạnh chưa được đề cập đầy đủ. Đồng thời, bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững và phù hợp văn hóa trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian tới.</em></p>Vũ Bảo Thư ChuĐức Nam Phan
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27687510.58902/tcnckhpt.v4i2.241GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/256
<p><em>Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã quan tâm giải quyết những vấn đề cấp bách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Những những kết quả đã đạt được là đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Bài viết tập trung nhận diện và làm rõ kết quả, hạn chế trong giải quyết những vấn đề cấp bách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục vận dụng sáng tạo, có hiệu quả trong thời gian tới.</em></p>Ngọc Ngân Trần
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-27768210.58902/tcnckhpt.v4i2.256XÂY DỰNG VÀ CHUẨN HÓA BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH DƯỢC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
https://jsrd.thanhdo.edu.vn/index.php/khpt/article/view/248
<p><em>Sự hài lòng của sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng một bộ công cụ đánh giá chất lượng đào tạo ngành Dược - Trường Đại học Thành Đô thông qua sự hài lòng của sinh viên. Một nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã được tiến hành trên 446 sinh viên năm cuối ngành Dược – Trường Đại học Thành Đô. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một bộ công cụ gồm 4 nhóm nhân tố và 32 biến bao gồm: (1) Hoạt động hỗ trợ người học, (2) Chương trình đào tạo, (3) Cơ sở vật chất, (4) Giảng viên. Bộ câu hỏi đã được đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach's Alpha đạt giá trịở mức tốt (> 0,6) cho mỗi nhân tố được đánh giá.</em></p>Vũ Hà Đặng
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
2025-06-272025-06-279810810.58902/tcnckhpt.v4i2.248