QUAN HỆ NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
DOI:
https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v1i1.9Tóm tắt
Trong đời sống xã hội của một quốc gia, các quan hệ ngôn ngữ luôn gắn với và phản ánh sự thực thi quyền con người, quyền bảo vệ ngôn ngữ văn hóa của cư dân tại chỗ, đồng thời liên quan với vấn đề xác định thành phần dân tộc và với quyền văn hóa trong đó có quyền sử dụng ngôn ngữ (và chữ viết) trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (trong giao tiếp xã hội, trong giáo dục, trong truyền thông,...). Ở Việt Nam hiện nay có các loại quan hệ ngôn ngữ: (i) quan hệ giữa tiếng Việt với ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số; (ii) quan hệ giữa ngôn ngữ của dân tộc thiểu số này với ngôn ngữ của dân tộc thiểu số khác; (iii) quan hệ giữa các ngôn ngữ và tiếng địa phương trong nội bộ mỗi dân tộc; (iv) quan hệ giữa các ngôn ngữ xuyên biên giới. Nguyên tắc quan trọng nhất khi giải quyết các quan hệ dân tộc nói chung và quan hệ ngôn ngữ nói riêng ở nước ta hiện nay là: đảm bảo lợi ích chung và sự thống nhất của quốc gia; đảm bảo quyền văn hóa, quyền ngôn ngữ, sự đa dạng và tính riêng biệt của các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ.