CẠNH TRANH SỨC MẠNH MỀM TRUNG - MỸ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2022: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Các tác giả

  • Nghiêm Thúy Hằng Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trần Thị Ngọc Anh Trường Đại học Thành Đô
  • Trương Ngọc Anh Trường Đại học Thành Đô

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i1.124

Tóm tắt

Từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền vào đầu năm 2017 cho tới nay, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam đã trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong không gian chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ và sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc, Việt Nam đều chiếm một vị trí quan trọng, trở thành mặt trận quan trọng nhất trong cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến, đặc biệt là sự xung đột, tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc và Mỹ nhằm nâng cao sức mạnh mềm tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu cũng như ở cấp độ khu vực, đòi hỏi Việt Nam cần lựa chọn bước đi đúng đắn nhằm cân bằng giữa hai nước lớn Trung - Mỹ . Bài viết này khái quát thực trạng cạnh tranh sức mạnh mềm Trung Mỹ giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, đánh giá tác động và khái quát một số giải pháp mang tính nguyên tắc cho Việt Nam.  

Tải xuống

Đã Xuất bản

29-03-2024

Cách trích dẫn

Nghiêm, T. H., Trần , T. N. A., & Trương, N. A. (2024). CẠNH TRANH SỨC MẠNH MỀM TRUNG - MỸ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2022: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 3(1), 63–71. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i1.124

Số

Chuyên mục

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI