ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ VÀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
DOI:
https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i1.129Tóm tắt
Vốn xã hội (Social capital) là khái niệm đã được Hanifan đưa ra từ năm 1916 nhưng chỉ được biết đến phổ biến từ những năm 1980 ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội học và chính sách (Portes và cộng sự, 1998). Từ những năm 2000 cho đến nay vốn xã hội được quan tâm rộng rãi trong lĩnh vực du lịch (Jones, 2005; Liu và cộng sự, 2014). Vốn xã hội được xem là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong du lịch, vốn xã hội giúp tăng cường sự hợp tác, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đặc biệt, trong du lịch sinh thái (Ecotourism) khi vốn xã hội càng lớn, người dân địa phương càng được hưởng lợi ích nhiều hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững. Xuất phát từ mối quan hệ này, bài viết tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về vốn xã hội và đưa ra những gợi ý gia tăng nguồn vốn xã hội và lợi ích cho người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) và vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).