ĐỐI THOẠI GIỮA PHÂN TÂM HỌC VÀ NHÂN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA QUA TRƯỜNG HỢP SIGMUND FREUD VÀ BRONISLAW MALINOWSKI

Các tác giả

  • Phạm Minh Quân Viện Nhân học Văn hóa

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i2.64

Tóm tắt

Bài viết chỉ ra khuynh hướng liên ngành trong nghiên cứu văn hóa, dựa trên trường hợp nghiên cứu là cuộc tranh luận khoa học nổi tiếng thế kỷ XX giữa hai nhà khoa học lỗi lạc là nhà phân tâm học Áo Sigmund Freud và nhà nhân học người Anh gốc Ba Lan Bronislaw Malinowski, thông qua xem xét hai công trình kinh điển của họ. Cả hai, mặc dù đại diện cho hai chuyên ngành khác nhau, xuất phát từ những luận điểm trái ngược nhau về nguồn gốc của văn hóa, mối liên hệ giữa phức cảm tâm lý và văn hóa, họ đã tạo nên những đối thoại liên ngành hữu ích, mang lại nhiều đóng góp quan trọng cũng như sinh ra cách tiếp cận mới mang tên “văn hóa và nhân cách” trong nghiên cứu văn hóa. Từ đó để thấy rằng, các chuyên ngành khoa học xã hội không nhất thiết phủ định lẫn nhau, trái lại, có thể từ sự khác biệt hướng đến những kết quả nghiên cứu mới.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-06-2023

Cách trích dẫn

Phạm, M. Q. (2023). ĐỐI THOẠI GIỮA PHÂN TÂM HỌC VÀ NHÂN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA QUA TRƯỜNG HỢP SIGMUND FREUD VÀ BRONISLAW MALINOWSKI. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 2(2), 71–77. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i2.64

Số

Chuyên mục

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI