MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIẾN THỂ TIẾNG HÁN TRÊN MẠNG TIẾNG VIỆT VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG BIẾN THỂ ÂM HÁN VIỆT CỦA NGƯỜI DÙNG MẠNG VIỆT NAM

Các tác giả

  • Nguyễn Trường Giang Đại học Vũ Hán

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i3.75

Tóm tắt

Theo sự phát triển và phổ cập của internet tại Việt Nam, ngôn ngữ mạng đã dần phát triển và trở thành một loại phương ngữ xã hội với đa dạng các biến thể. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nhóm biến thể tiếng Hán trên không gian mạng tiếng Việt, thông qua hệ thống cơ sở lý luận về biến thể ngôn ngữ mạng để đưa ra định nghĩa, tiến hành phân loại và chỉ ra các đặc điểm của nhóm biến thể này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thống kê định lượng để nghiên cứu về thói quen sử dụng các biến thể âm Hán Việt của người dùng mạng Việt Nam.
Nghiên cứu phát hiện 3 nhân tố: mức độ tán đồng đối với tính tự do của không gian mạng; mức độ ủng hộ đối với việc sử dụng các âm Hán Việt và mức độ cởi mở đối với hành vi mượn từ nước ngoài ảnh hưởng thuận chiều tới thói quen sử dụng biến thể âm Hán Việt trên không gian mạng của người dùng mạng. Trong đó, mức độ ủng hộ đối với việc sử dụng các âm Hán Việt là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Tải xuống

Đã Xuất bản

18-09-2023

Cách trích dẫn

Trường Giang, N. (2023). MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIẾN THỂ TIẾNG HÁN TRÊN MẠNG TIẾNG VIỆT VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG BIẾN THỂ ÂM HÁN VIỆT CỦA NGƯỜI DÙNG MẠNG VIỆT NAM. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 2(3), 70–82. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i3.75

Số

Chuyên mục

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI