TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI THỔ HOẮC HƯƠNG AGASTACHE RUGOSA (FISCH. & C.A.MEY.) KUNTZE

Các tác giả

  • Nguyễn Ngọc Linh Trường Đại học Thành Đô
  • Vũ Ngọc Khánh Trường Đại học Thành Đô
  • Lê Huyền Trâm Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trần Thu Hương Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Vũ Quốc Mạnh Trường Đại học Thành Đô
  • Hà Mạnh Tuấn Trường Đại học Thành Đô

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i3.159

Tóm tắt

Agastache rugosa (Fisch. & C.A.Mey.) Kuntze là một trong các loài hoắc hương được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) và còn có tên gọi khác là thổ hoắc hương. A. rugosa là cây thân cỏ có mùi thơm, phân bố phổ biến ở các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Loài dược liệu này từ lâu được sử dụng trong Y học cổ truyền ở các quốc gia này để điều trị các chứng đau bụng, nghẹt mũi, ớn lạnh, tiêu chảy buồn nôn. Các nghiên cứu hóa thực vật của loại cây này cho thấy sự có mặt của các chất chuyển hóa chuyên biệt bao gồm flavonoid, phenylpropanoid, lignan và terpenoid, với các hoạt tính sinh học hữu ích như chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, chống trầm cảm, chống ung thư, kháng virus, cũng như tác dụng trong điều trị bệnh hen xuyễn và điều hòa tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đều thuộc về các loài A. rugosa có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam, hiện nay chỉ có duy nhất một nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu được chiết xuất từ lá và hoa của loài A. rugosa. Bài báo này tổng kết lại tất cả các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài A. rugosa đã được công bố cho đến nay.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-09-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, N. L., Vũ, N. K., Lê, H. T., Trần, T. H., Vũ, Q. M., & Hà, M. T. (2024). TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI THỔ HOẮC HƯƠNG AGASTACHE RUGOSA (FISCH. & C.A.MEY.) KUNTZE. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 3(3), 91–97. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i3.159

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHỎE

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả