NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO XÀ BÔNG TỪ TẢO SPIRULINA

Các tác giả

  • Đỗ Thị Huyền Thương Trường Đại học Thành Đô
  • Vũ Quốc Mạnh Trường Đại học Thành Đô https://orcid.org/0000-0003-3105-256X
  • Lê Thị Hiền Trường Đại học Thành Đô
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại học Thành Đô
  • Đào Thị Mai Hương Trường Đại học Thành Đô
  • Phạm Văn Đại Trường Đại học Thành Đô
  • Nguyễn Ngọc Linh Trường Đại học Thành Đô
  • Phạm Thị Bích Đào Trường Đại học Thành Đô

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v4i1.215

Tóm tắt

Nghiên cứu này ứng dụng Spirulina platensis trong sản xuất xà bông hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, giàu dưỡng chất và thân thiện với môi trường. Với hàm lượng protein, vitamin và chất chống oxy hóa cao, Spirulina được kết hợp với dầu dừa, dầu ô liu và bơ hạt mỡ trong công thức xà bông. Quá trình sản xuất được tối ưu hóa để đảm bảo tính ổn định của sản phẩm và phát huy tối đa lợi ích chăm sóc da. Kết quả cho thấy xà bông có pH 9,7, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn; độ cứng đạt 45, giúp sản phẩm bền và sử dụng lâu dài; khả năng tạo bọt ổn định; tính dưỡng ẩm cao nhờ sự kết hợp giữa các loại dầu thực vật, hàm lượng NaOH và hàm lượng acid béo nằm trong ngưỡng cho phép. Sản phẩm giữ được màu xanh đặc trưng của Spirulina và có mùi hương tự nhiên dịu nhẹ từ tinh dầu. Xà bông đáp ứng các tiêu chuẩn cảm quan và hóa lý theo TCVN 1557:1991, khẳng định tiềm năng ứng dụng của Spirulina platensis trong mỹ phẩm hữu cơ. Nghiên cứu này góp phần mở rộng thị trường xà bông hữu cơ tại Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm chăm sóc da từ nguyên liệu thiên nhiên.

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Đỗ, T. H. T., Vũ, Q. M., Lê, T. H., Nguyễn, T. H. T., Đào, T. M. H., Phạm , V. Đại, Nguyễn, N. L., & Phạm , T. B. Đào. (2025). NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO XÀ BÔNG TỪ TẢO SPIRULINA. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 4(1), 76–85. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v4i1.215

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHỎE

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả