MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SỐ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC CỦA VIỆT NAM, TRONG GIAI ĐOAN HIỆN NAY
DOI:
https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i3.171Tóm tắt
Xây dựng mô hình giáo dục đại học số là xu thế phát triển tất yếu của các trường đại học tư thục của Việt Nam. Phát triển mô hình giáo dục đại học số cũng là bước chuyển mình để các trường đại học tư thục của Việt Nam tiệm cận với giáo dục đại học trên thế giới. Xây dựng mô hình đại học số sẽ giúp các trường đại học tư thục của Việt Nam chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Trong bài báo này, tác giả khái quát và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình giáo dục đại học số ở các trường đại học tư thục của Việt Nam trong giai đoạn quốc gia chuyển đổi số và xây dựng mô hình đại học số hiện nay. Tác giả cũng đã tập trung phân tích sâu sắc các thành tố cơ bản của mô hình giáo dục đại học số, nhu cầu cần xây dựng mô hình giáo dục đại học số tại các trường đại học tư thục của Việt Nam, nhằm giải quyết những thách thức của thời đại về nhân lực số. Mô hình giáo dục đại học số luôn là "ba không và một có". Ba không sẽ là: sẽ không có giảng đường, sẽ không có học liệu bản cứng, sẽ không có giảng viên cơ hữu; còn một có sẽ là: sẽ đạt chất lượng cao nhất với thời gian ít nhất.