LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ)

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Diễn Trường Đại học Thành Đô
  • Lê Đức Huy Trường Đại học Thành Đô
  • Đỗ Đức Cường Trường Đại học Thành Đô

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i2.54

Tóm tắt

Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, đòi hỏi chương trình đào tạo của ngành này phải được cập nhật và đổi mới thường xuyên. Trong thời gian qua, chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin tại trường Đại học Thành Đô được thiết kế theo định hướng ứng dụng, thực hành giúp người học được tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập, từ đó giúp người học có được định hướng nghề nghiệp và tiếp cận với công nghệ - kỹ thuật mới từ sớm; doanh nghiệp được tiếp cận và định hướng nguồn nhân lực theo đúng nhu cầu tuyển dụng; đơn vị đào tạo giảm được chi phí đầu tư, tăng chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu cầu nhân lực thực tế của ngành và xã hội.

Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng liên kết giữa trường Đại học Thành Đô với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nhân lực ngành Công nghệ thông tin (thuộc trường Đại học Thành Đô) trên các phương diện: Mức độ hài lòng của sinh viên, mức độ hài lòng của doanh nghiệp và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn khi tham gia chương trình đào tạo thông qua các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, tại trường Đại học Thành Đô trong giai đoạn hiện nay.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-06-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn, V. D., Lê, Đức H., & Đỗ, Đức C. (2023). LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ). Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 2(2), 21–28. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i2.54

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ