QUẢN LÝ VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
DOI:
https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v1i1.8Tóm tắt
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới lần thứ 26 (World Travel Awards) dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 tại Phú Quốc, Việt Nam đã vượt qua 9 quốc gia để trở thành điểm đến hàng đầu châu Á năm thứ 2 liên tiếp. Điều đó cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam – được định vị là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình hội nhập. Đó cũng là sự ghi nhận những thành tựu của ngành quản lý văn hóa trong việc hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, để văn hóa không chỉ là “mục tiêu” mà còn thực sự trở thành “sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Tuy nhiên, sự phát triển ngành du lịch (sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hóa và kinh tế) còn nhiều hạn chế, khiến cho những thành quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Để đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và xa hơn là hướng đến mục tiêu Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số giải pháp mang tính đột phá dựa trên sự gắn kết giữa công tác quản lý nhà nước về văn hóa với phát triển du lịch bền vững.