ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TỔNG HỢP BETA-CAROTENE CỦA VI TẢO DUNALIELLA PHÂN LẬP TỪ RUỘNG MUỐI TỈNH NAM ĐỊNH
DOI:
https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v1i2.22- Từ khóa:
- Carotenoid
- Dunaliella
- NaCl
- Nam Định
- β-carotene
Tóm tắt
Nam Định là một trong những vựa muối siêu mặn lớn nhất miền Bắc, có độ muối thay đổi theo thời gian. Dunaliella là vi tảo lục ưa mặn thường được tìm thấy trong nước tại những khu vực nhiễm mặn, được biết tới rộng rãi bởi hoạt tính chống oxy hóa, khả năng tạo ra một lượng lớn các carotenoid và tổng hợp β-carotene. Trong nghiên cứu này, các chủng Dunaliella được phân lập từ nước của các ruộng muối có độ muối rất cao, sau đó được nuôi cấy trong môi trường Johnson cải tiến và được xử lý tại tám nồng độ muối khác nhau (0,5-4M NaCl) để nghiên cứu tốc độ sinh trưởng và khả năng tổng hợp β-carotene. Để xác định độ muối tối ưu cho quá trình tích lũy β-carotene và số lượng tế bào các chủng phân lập Dunaliella, hàm lượng carotenoid và β-carotene được xác định bằng phương pháp đếm tế bào trực tiếp dưới kính hiển vi và quang phổ. Trong các mẫu với nồng độ muối khác nhau, số lượng tế bào và hàm lượng β-carotene của Dunaliella sp. DA23 tương ứng nằm trong khoảng 6,83-10,02×106 tế bào/mL và 5,13-9,31 pg/tế bào. Trong chu kỳ 16 ngày của các thí nghiệm, số lượng tế bào cao nhất là 9,93×106 tế bào/mL, thu được ở mẫu có nồng độ muối 1M NaCl; hàm lượng β-carotene cao nhất là 9,2 pg/tế bào, thu được ở mẫu có nồng độ muối 2,5M NaCl.