THÍCH ỨNG VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG: GÓC NHÌN TỪ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – NGHIÊN CỨU TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các tác giả

  • Phạm Thị Oanh Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục Edlab Asia

DOI:

https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v1i2.19

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện so sánh chi phí của hai giải pháp thích ứng với hiện tượng nước biển dâng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm tái định cư và xây dựng đê biển, theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu khác nhau của thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thế kỉ 21, độ cao của phần lớn diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể thấp hơn mực nước biển nếu không thể tìm ra giải pháp thích ứng phù hợp. Khoảng 10 triệu người sinh sống tại khu vực này có thể chịu tác động của hiện tượng nước biển dâng vào cuối thế kỉ 21. Kết quả phân tích chi phí cho thấy, chi phí xây dựng đê biển và trồng rừng ngập mặn bảo vệ khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thế kỉ 21 có thể lên tới 26.8 tỉ USD, thấp hơn 2.5 lần so với chi phí tái định cư. Trong đó, phần lớn chi phí được phân bổ cho các hoạt động trồng và bảo tồn hệ thống rừng ngập mặn ven biển.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-12-2022

Cách trích dẫn

Phạm, T. O. (2022). THÍCH ỨNG VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG: GÓC NHÌN TỪ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – NGHIÊN CỨU TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Phát triển, 1(2), 45–53. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v1i2.19

Số

Chuyên mục

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI